Nhận biết về các dạng mụn phổ biến

Nguyên nhân chính: Tuyến bã nhờn hoạt động mạnh -> Dầu thừa + Tế bào chết -> Gây tắc lỗ chân lông -> Mụn hình thành -> Vi khuẩn -> Viêm mụn

1/ Mụn đầu đen

Đây là loại mụn phổ biến và dễ gặp nhất. Mụn đầu đen thường nằm trên bề mặt da, hình thành do hỗn hợp dầu nhờn thừa + bụi bẩn và tế bào chết trên mặt. Vì mụn đầu đen khiến lỗ chân lông mở to nên nó sẽ tiếp xúc với không khí, từ đó bị oxy hóa và đổi thành màu đen. Nhân mụn đầu đen thường là hạt cứng.

Mụn đen thường hình thành ở T-zone (đặc biệt là mũi) và 2 bên má gần mũi. Mặc dù không gây quá mất thẩm mỹ nhưng nếu bạn để mặc cho mụn đầu đen hoành hành lâu ngày thì lỗ chân lông của bạn chắc chắn sẽ bị to ra.

Đối phó với mụn đầu đen thì việc quan trọng nhất là làm sạch:

- Rửa mặt hằng ngày với sửa rữa mặt, và dùng nước tẩy trang / dầu tẩy trang kể cả bạn có trang điểm hay không.

- Sử dụng máy rửa mặt hoặc pad rửa mặt.

- Sử dụng mặt nạ bùn, giúp hút hết dầu thừa và bụi bẩn từ sâu trong lỗ chân lông. Lỗ chân lông sạch sẽ, không bị bí thì mụn đầu đen sẽ không có chỗ trú ngụ.

- Nếu muốn kinh tế hơn có thể dùng bùn khoáng thiên nhiên. Tuy nhiên đây chỉ là bùn khoáng thông thường, không có thêm dưỡng chất nào khác.

2/ Mụn đầu trắng

Mụn đầu trắng cơ bản là giống mụn đầu đen. Điểm khác biệt duy nhất là mụn đầu trắng không làm lỗ chân lông mở mà nó chỉ làm tắc thôi, vì vậy nó không bị tiếp xúc với không khí, không bị oxy hóa nên không đổi màu.

Vì có nhiều điểm tương đồng nên các phương pháp chữa mụn đầu đen hoàn toàn có thể áp dụng cho mụn đầu trắng.

3/ Sợi bã nhờn

- Thực ra sợi bã nhờn không được xếp vào dạng mụn, nhưng điều bạn thường không phân biệt được sợi bã nhờn và mụn ẩn nên thường bị loay hoay.

- Sợi bã nhờn được hfinh thành bởi hỗn hợp vi khuẩn, lipid bã nhờn, và tế bào chết xung quanh nang lông. Thoạt nhìn thì sợi bã nhờn khá giống mụn đầu trắng, nhưng sợi bã nhờn thường nhỏ li ti, hay mọc thành cụm và khi nặn ra thì nó là những sợi nhỏ dài và trắng.

- Sợi bã nhờn thường gặp ở vùng cằm dưới môi và 2 bên rìa mũi. Nếu để da bình thường thì sẽ không thấy, chỉ khi căng da lên mới thấy những đầu trắng li ti mọc cạnh nhau và đây chính là sợi bã nhờn (mụn ẩn cũng phải căng da mới thấy). Sau khi sợi bã nhờn được lấy ra thì lỗ chân lông chứa sợi bã nhờn đó sẽ được lắp đầy đúng theo chu kì thay da.

4/ Mụn sẩn

Đây là loại mụn phát triển khi mụn đầu đen và đầu trắng bị viêm, tạo thành các nốt mụn đỏ hoặc hồng nhỏ trên da, thường không thấy đầu mụn. Đây là loại mụn rất nhạy cảm khi chạm vào. Nếu nặn hoặc ép mụn sẽ làm tình trạng viêm nặng hơn và có thể dẫn đến sẹo. Nếu da có nhiều mụn sẩn thì khả năng các mụn viêm khác sẽ hình thành là rất cao.

5/ Mụn mủ

Mụn mủ là một bước phát triển mới của mụn sẩn. Đặc điểm nhận dạng là nhìn giống mụn đầu trắng với vòng đỏ bao quanh và bị sưng. Các vết sưng thường có nhiều mủ màu trắng hoặc vàng bên trong nhìn khá to.

Tuyệt đối không nặn và bóp cho đến khi đầu trắng xuất hiện rõ. Hơn nữa đây chỉ  mới là giai đoạn mụn sắp chín, nếu nặn với tay bẩn và không hết nhân thì sẽ làm viêm nhiễm nặng hơn, đồng thời làm viêm luôn các nang lông bên cạnh.

6/ Mụn u

Nổi to, viêm, và thấy cứng khi chạm vào, thường sẽ không thấy đầu mụn. Mụn u phát triển sâu bên trong da và thường gây đau. Mụn u mang tính chất nghiêm trọng hơn mụn mủ rất nhiều.

7/ Mụn u nang

Đây là dạng mụn nghiêm trọng nhất, bước tiến cuối cùng của các thể loại mụn. Mụn u nang rất lớn, hình thành theo từng ổ, chứa đầy mủ sâu bên trong da nên khá mềm và nhìn giống những bóng nước. Cũng giống như mụn u, mụn u nang rất đau nếu chẳng may chạm phải. Nguy cơ để lại sẹo, thậm chí là sẹo rỗ rất cao. Nhất định pải đến khám da liễu chứ không tự chữa.

8/ Mụn trứng cá cụm

Mụn Conglabata là loại mụn nặng nhất (mụn trứng cá cụm), bao gồm nhiều nốt viêm được kết nối dưới da với nhau tạo thành từng cụm. Ngoài mặt ra thì nó có thể hình thành ở cổ, ngực, cánh tay và mông, và thường để lại sẹo. Đây là loại mụn trứng cá phổ biến hơn ở nam giới và đôi khi hình thành do sử dụng Steroid hoặc Testoterone. Đối với loại mụn này thì chắc chắn phải đi điều trị bởi bác sĩ da liễu.

9/ Mụn Mechanica (mụn thể thao)

Đây là một dạng mụn gây ra bởi sự kết hợp của nhiệt độ, sự ma sát và tắc nghẽn, thường là kết quả của việc đội mũ bảo hiểm hoặc các dạng mũ khi chơi thể thao. Mụn này hình thành nhiều ở trên trán gần chân tóc, quanh quai hàm, cằm và thậm chí ở lưng. Vì loại mụn này thường thấy ở các vận động viên – những người thường đổ mồ hôi nhiều dưới các lớp mũ bảo hộ nên nó còn được gọi là mụn thể thao. Một thủ phạm khác gay ra mụn mechanica là khi bạn mặc quần áo quá chật, khi đeo dây balo hoặc khi đeo băng đầu quá lâu.

- Ngoài ra còn 3 loại mụn khác là:

  • Mụn phát ban, mụn dị ứng: những loại mụn này dễ nhận diện, chỉ nổi mẩn đỏ lên chứ không có nhân, không đau không sưng, đôi khi có nước bên trong.
  • Mụn nội tiết: là tổng hợp của tất cả các loại mụn bên trên, không chính xác là một loại mụn nào cả. Có thể nhận dạng mụn nội tiết qua vị trí mụn và chu kì mụn quay lại. Thường mụn nội tiết sẽ mọc đầu tiên ở quanh miệng, cằm và quai hàm, sau đó sẽ đến giữa trán và lan ra các vị trí khác.
  • Mụn ẩn: mụn này nằm ẩn sâu dưới da, không thấy đầu mụn, bạn chỉ biết nó cho đến khi căng da kên hoặc dùng máy móc để soi da. Mụn này thường ở dưới da lâu hơn các loại mụn khác, chân khá sâu nên tuyệt đối không tự nặn vì nếu nặn không hết nhân sẽ khiến tình trạng thêm tồi tệ, có thể làm nó phát triển thành mụn mủ, mụn u. Mụn ẩn càng ở dưới da lâu bao nhiêu thì sẹo rỗ càng dễ hình thành bấy nhiêu.

 

 

Viết bình luận