Tại sao mực xăm không thể sử dụng trong phun xăm thẩm mỹ?

Mặc dù xăm truyền thống (tattoo) và phun xăm thẩm mỹ (permanent makeup) khá tương đồng về kỹ thuật, nếu không muốn nói là có “họ hàng” với nhau khi cùng sử dụng một phương thức dùng kim đưa mực vào bề mặt da người. Tuy nhiên, vì sao mực sử dụng cho tattoo lại không thể ứng dụng vào phun xăm thẩm mỹ, chắc hẳn đây cũng là câu hỏi của nhiều người chưa rõ về vấn đề này, hãy cùng Huy Thảo tìm hiểu nhé.

Nếu như nói rằng tattoo (xăm truyền thống) sử dụng mực để đưa vào cơ thể người thì ở đây, phun xăm thẩm mỹ lại sử dụng thuốc màu. Cụ thể hơn, phun xăm sử dụng iron oxide, một loại thuốc màu được đánh giá là an toàn nhất. Ở một phương diện khác, tattoo áp dụng rất nhiều hóa chất như thủy ngân, chì, crom, niken… và còn nhiều nữa để tạo nên một loại mực tồn tại vĩnh viễn trên da người.

Điều đó đồng nghĩa với nếu như bạn rất hiếm khi gặp phải trường hợp bị kích ứng với mực tattoo thì với phun xăm, xác suất đó phải còn thấp hơn nữa.

Nếu tattoo mang đến cho bạn một hình xăm sẽ theo bạn cả đời, thì với phun xăm, những tác phẩm hoàn thành chỉ có thể duy trì một thời gian nhất định. Phun xăm thẩm mỹ là một lĩnh vực làm đẹp, vì thế xu hướng không ngừng cập nhật và thay đổi, người ta không muốn trở nên lạc hậu, lỗi thời nên sự “không vĩnh viễn” của thuốc màu trong phun xăm là vô cùng hợp lý.

Nhưng vì đâu tạo nên sự “vĩnh viễn” và “bán vĩnh viễn” giữa hai loại mực đó?

Thành phần cấu tạo chính là điều tạo nên sự khác biệt đó. Có thể chia thành hai loại sắc tố: sắc tố vĩnh viễn (permanent pigments – tattoo) và sắc tố bán vĩnh viễn (semi permanent pigments).

Mực tattoo nổi bật nhờ vào độ đậm và độ sáng thì phân tử màu trong thuốc màu phun xăm thì mang màu sắc nhẹ nhàng hơn. Iron oxide là thành phần quan trọng trong sắc tố hình thành nên thuốc màu trong phun xăm vì sự ổn định, không độc hại, và đa dạng về màu sắc. Iron oxide được ứng dụng rộng rãi trong trang điểm, hóa trang, thực phẩm, thuốc và là một thành phần quen thuộc trong kem chống nắng vì an toàn và vô hại đến sức khỏe con người.

Ngoài iron oxiden, thành phần của mực phun xăm còn chứa nước cất, isopropyl alcohol và glyxerine. Trong mực chứa đựng những hạt phân tử siêu nhỏ (micro pigment color), giúp quá trình thẩm thấu vào da nhanh và dễ dang hơn, trong khi đó, mực tattoo lại có những hạt phân tử màu với kích thước lớn, đòi hỏi sử dụng dòng máy mạnh hơn, và phải đi sâu vào tầng hạ bì da để mực có thể lưu trữ rất lâu trên da người.

Thuốc màu phun xăm được nghiền thành một dạng bột cực mịn, sau đó thêm vào những chất kết dính để tạo ra thành sản phẩm mà bạn luôn sử dụng như ngày nay. Chất oxide được ứng dụng nhiều và kết hợp để tạo thành nhiều sản phẩm như phấn nền, phấn hồng, son,… Màu sắc được thiết lập bởi sự thay đổi về nhiệt độ và một số thành phần khác, và màu vô cơ (inorganic) thì ít màu sắc để chọn lựa hơn màu hữu cơ (organic).

Mực tattoo không được sử dụng cho những vị trí nhạy cảm như mắt hay môi, vì các sắc tố thực vật có thể gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể con người. Một phần nữa, vì tính chất của nó khó phai, hay có thể nói là không phai, và khi quá trình lão hóa da xuất hiện và xảy ra cả trên vùng da được phun xăm bằng mực tattoo, thì nó cũng sẽ bị chảy xệ và rất khó khăn để có thể phục hồi.

***

Sự tinh tế chính là chìa khóa làm nên khác biệt giữa hai loại mực. Cùng một xuất phát điểm là làm đẹp cho cơ thể con ngừoi, tuy nhiên, dùng chất liệu phù hợp sẽ khiến vẻ đẹp của bạn tỏa sáng hơn và đúng giá trị của nó hơn. Tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng, và đừng nhầm lẫn, nếu không sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng và uy tín của chính bản thân mình.

Viết bình luận